Trên thị trường hiện nay rất nhiều người lựa chọn chất vải su để làm đồng phục. Bởi bề mặt mềm mịn, đem lại sự thoải mái và an toàn cho người mặc. Hôm nay cùng In áo Đắk Lắk tìm hiểu kỹ hơn về chất vải su là gì? Và ưu nhược điểm của loại vải này nhé!
1. Chất vải su là gì?
Chất vải su (Su pha) là loại vải được sợi dệt đan xen vào nhau, được cấu thành từ 2 thành phần cơ bản là Polyester và Spandex. Khi sờ lên sẽ cảm nhận được sự láng mịn và trơn bóng. Dù có thành phần Spandex trong đó nhưng khi tác động lực kéo ra thì chất vải su không được co dãn nhiều mà đem lại cảm giác căng cứng khi kéo ra.
Đặc điểm chính của chất vải su này là bề mặt vải nhìn như tấm cao su. Tuy nhiên chất vải su được dệt từ những sợi vải nhỏ và mỏng nên vẫn giữ được độ mềm mịn khi may đồng phục.
2. Các loại vải su phổ biến
2.1 Vải su PE (Polyester)
- Đặc điểm: Sợi vải đồng đều, tạo bề mặt mịn màng, tính thẩm mỹ cao. Thành phần chủ yếu là polyester (95%) kết hợp với spandex (5%) mang đến độ co giãn tốt.
- Ưu điểm:
- Bề mặt trơn láng, dễ in ấn, phù hợp với các kỹ thuật như in chuyển nhiệt, ép lụa, ép decal.
- Độ bền màu cao, ít nhăn, dễ giặt ủi.
- Giá thành tương đối phải chăng.
- Ứng dụng: Thường được sử dụng để may quần áo thể thao, đồ lót, đồ bảo hộ, khẩu trang,…
2.2 Vải Supha (Spandex)
- Đặc điểm: Cấu trúc vải đan xen tạo thành các ô vuông nhỏ, bề mặt không nhám, có độ bóng nhẹ. Thành phần chủ yếu là spandex, mang đến độ co giãn tối đa.
- Ưu điểm:
- Co giãn 4 chiều, ôm sát cơ thể, tạo cảm giác thoải mái.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Độ bền cao, ít bị bai dão.
- Ứng dụng: Phù hợp để may đồ thể thao cao cấp, đồ bơi, đồ lót, và các sản phẩm yêu cầu độ co giãn cao.
2.3 Vải su sược
- Đặc điểm: Có độ dày lớn hơn so với vải su PE, tạo cảm giác chắc chắn.
- Ưu điểm:
- Độ bền cao, chịu được ma sát tốt.
- Thường có khả năng chống nước nhẹ.
- Ứng dụng: Thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động, túi xách, đồ dùng gia đình,…
3. Ưu và nhược điểm của vải su
Bất kì một chất vải nào cũng đều có mặt phải với mặt trái và chất vải su cũng vậy, đều có ưu và nhược điểm riêng. Để cụ thể hơn chúng có ưu và nhược điểm như thế nào. Cùng In áo Đắk Lắk tìm hiểu phần phía dưới nhé!
3.1 Ưu điểm chất vải su
- Giá thành thấp: Với mức giá thành phải chăng chỉ bằng một phần ba so với các loại vải cotton nguyên chất, vải su đã nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
- Co giãn 4 chiều: Phần lớn chúng ta đều biết chất vải co dãn 4 chiều sau 1 thời gian dài sử dụng thì sẽ bị xệ và nhão áo. Tuy nhiên chất vải su với độ co giãn 4 chiều vừa phải, sẽ đem lại cảm giác dễ chịu cho người mang. Khi sử dụng lâu sẽ không bị xệ áo, sẽ giữ được form áo không chỉ về tuổi thọ mà tính thẩm mỹ rất cao ngay cả lúc giặt.
- Độ bền cao: Đối với những bạn nào hạn hẹp về tài chính thì lựa chọn chất vải su là một lựa chọn hợp lý, bởi chất vải này có độ bền cực kỳ cao. Khi sử dụng trên 2 năm hay 5 năm thì chất vải này vẫn hoàn toàn sử dụng được mà không bị co giãn áo quá nhiều. Do vậy chất vải này không chỉ tiết kiệm được chi phí vào việc mua đồng phục mới mà còn giúp người mặc an tâm sử dụng.
- Nhiều màu sắc: Về màu sắc phong phú, thu hút người dùng nhất hiện nay, không thể không nhắc tới vải su. Vì vải su có rất nhiều màu sắc nổi trội, đẹp mắt và hợp với gu thẩm mỹ của nhiều người dùng, như màu cam, màu vàng, màu xám, màu đỏ hay màu hồng đào.
- Dễ dàng in ấn: Ngoài ra chất vải su này còn dễ dàng in hình, logo lên áo. Có thể được in ấn bằng công nghệ cao, tiêu biểu như thực hiện in chuyển nhiệt và in lụa. Với chất vải su này sẽ cho ra hình ảnh sắc nét không bị lem trong quá trình giặt ủi hay phơi ngoài nắng.
- Khó bị nhăn: Cuối cùng là khó bị nhăn, chất vài su này khi bị nhàu nát mạnh hay trong quá trình giặt vẫn giữ được form áo mà tránh được nhăn nheo. Vì thế bạn nên yên tâm khi sử dụng chất vải này trong thời gian dài nhé.
3.2. Nhược điểm chất vải su
- Thoáng khí ít: Dù chất vải su có nhiều ưu điểm trên nhưng chúng vẫn có vài nhược điểm mà dễ gặp phải. Đầu tiên đó là thoáng khí thấp, dù chất vải mịn nhưng độ thoáng khí gần như bằng không, vì không chứa thành phần tự nhiên. Đồng nghĩa với việc, vào những thời gian nắng nóng khi mặc chúng trên người sẽ có cảm giác nóng bức và khó chịu.
- Hút ẩm kém: Nhược điểm thứ hai mà In áo Đắk Lắk muốn bật mí tới cho bạn đó là khả năng hút ẩm khá kém, sẽ tạo cảm giác khó chịu và không thoải mái vì mồ hôi không được thấm vào áo để cho ra bên ngoài. Làm cho những ai hoạt động nhiều ngoài ánh nắng mặt trời như vận động viên, lao công, tổ chức sự kiện ngoài trời, wordshop, team building,…sẽ có cảm giác bít rít, khó chịu vì ra mồ hôi nhiều.
- Dễ bị xù lông: Nhược điểm thứ ba ở đây là dễ bị xù lông. Để những chất liệu vải su này được sử dụng bền và lâu thì bạn nên bảo quản kỹ lưỡng, nên giặt tay thay vì giặt máy để tránh bị xù lông. Bảo quản tốt thì tính thẩm mỹ sẽ luôn được bền lâu.
4. Cách nhận biết vải su chính xác nhất
4.1 Tác động lực
Để nhận biết chất vải su chính xác nhất thì bạn cần tác động một lực trực tiếp lên áo bằng cách kéo dãn áo theo 4 chiều. Nếu chiếc áo đúng là vải su thì sau khi kéo dãn thì có thể kéo được cả 4 hướng (2 chiều ngang và 2 chiều dọc).
Ngoài ra sau khi kéo xong nếu nó về hình dạng ban đầu và lúc vò áo mà không thấy nhăn, không thấy nếp gấp thì chúc mừng bạn đã tìm đúng chất vải su mà bạn mong muốn.
4.2 Dùng lửa đốt
Nếu như trong áo là chất vải su có chứa thành phần PE thì sau khi đốt sẽ cho ngọn lửa cháy chậm và từ từ. Sẽ xuất hiện mùi giống như đốt nhựa hay nilon. Khi đốt thì phần tro sẽ vón từ từ lại thành cục và sẽ gặp trường hợp bết dính trên tay thì chạm tay vào.
4.3 Tác dụng với nước
Cách thứ 3 để nhận biết vải su đó là tác dụng với nước. Vì chất vải su này không chứa thành phần tự nhiên nên khi tác dụng với nước sẽ hút ẩm rất kém, nước sẽ bị chuyển động qua chỗ khác.
Để nước có thể thấm tốt thì bạn có thể tác động lượng lớn nước vào áo thì sẽ giúp áo hút nước nhanh hơn trong lúc gặt. Tuy nhiên so với chất vải khác thì tốc độ hút nước của chất vải su sẽ yếu và kém hơn.
5. Những ứng dụng của vải su trong đời sống
5.1 May đồng phục
Vải su được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm chất liệu may áo thun đồng phục công ty bởi giá thành vừa phải mà lại có chất lượng tốt. Chất vải rất phù hợp để làm ra được những chiếc áo có độ mịn và hình ảnh chân thật. Thêm nữa, bởi vải này là có đặc điểm 4 chiều linh hoạt nên mặc sẽ rất thoải mái, những hoạt động vui chơi, teambuilding của công ty cũng sẽ rất lý tưởng.
5.2 May quần lót
Vải su, với kết cấu mềm mịn và độ co giãn tốt, là lựa chọn hoàn hảo cho những chiếc quần lót. Chất liệu này giúp che đi các đường viền kém duyên, mang đến vẻ ngoài gọn gàng, tự tin. Đặc biệt, vải su còn ôm sát cơ thể, tạo cảm giác thoải mái và linh hoạt trong mọi chuyển động. Không chỉ vậy, sự đa dạng về màu sắc và họa tiết của vải su còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhiều người.
5.3 May khẩu trang
Vải su có cấu trúc sợi đặc biệt, tạo thành một lớp màng chắn hiệu quả, ngăn chặn các hạt nước, bụi bẩn và thậm chí cả virus xâm nhập. Lớp phủ chống thấm trên bề mặt vải su giúp ngăn ngừa dịch tiết từ mũi miệng bắn ra ngoài, bảo vệ những người xung quanh.
Chính vì những ưu điểm vượt trội này mà khẩu trang vải su ngày càng được tin dùng. Không chỉ vậy, với nhiều mẫu mã đa dạng, màu sắc tươi tắn, khẩu trang vải su còn là phụ kiện thời trang được nhiều người yêu thích. Nhiều người dùng chia sẻ rằng họ cảm thấy rất thoải mái khi đeo khẩu trang vải su, thậm chí quên đi sự hiện diện của nó.
6. Lưu ý khi dùng vải su
Vải su là một chất liệu được yêu thích nhờ vẻ ngoài bóng mượt và khả năng co giãn tốt. Tuy nhiên, để giữ cho quần áo làm từ vải su luôn bền màu và đẹp như mới, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Giặt tay nhẹ nhàng: Hãy tạm biệt máy giặt và dành chút thời gian để giặt tay sản phẩm bằng nước lạnh và chất tẩy nhẹ (nếu cần). Cách làm này sẽ giúp bảo vệ sợi vải, tránh tình trạng bị co giãn, bai dão hoặc xù lông.
- Tránh nước nóng: Nước nóng là “kẻ thù” của vải su. Nhiệt độ cao sẽ làm cho sợi vải bị biến dạng, khiến quần áo nhanh chóng mất đi form dáng ban đầu.
- Phơi ở nơi thoáng mát: Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng mặt trời có thể làm phai màu vải và khiến sợi vải bị cứng lại.
- Gấp cẩn thận: Khi gấp quần áo, hãy nhẹ nhàng và tránh tạo nếp gấp quá mạnh. Điều này sẽ giúp quần áo luôn phẳng phiu và giữ được form dáng đẹp mắt.
- Bảo quản nơi khô ráo: Trước khi cất giữ, hãy đảm bảo quần áo đã hoàn toàn khô ráo. Không nên treo quần áo bằng móc ở những nơi ẩm thấp, vì điều này có thể gây ra tình trạng mốc và ẩm mốc.
Tổng kết
Qua những thông tin về chất vải su là gì, cách nhận biết và ưu nhược điểm của chất vải su thì In áo Đắk Lắk hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về chất vải su và giúp bạn sử đúng với mục đích để đạt lại hiệu quả cao.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Hotline/Zalo: 0905.341.059
– Địa chỉ: 117 Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk